• DNA được Bộ TTTT cấp Giấy Phép Kinh Doanh Dịch Vụ An Toàn Thông Tin

    Cuối tháng 12 vừa qua, DNA chính thức đón nhận Giấy phép kinh doanh dịch vụ An toàn thông tin do Bộ Thông Tin & Truyền Thông cấp, cho phép DNA phát triển và kinh doanh các loại hình dịch vụ an toàn thông tin. Giấy phép số 452/GP-BTTTT chính thức có hiệu lực từ ngày 28/12/2018 và có giá trị trong vòng 10 năm. Trong giai đoạn quyết định lựa chọn lĩnh vực, dịch vụ mà DNA sẽ đăng ký để nhận giấy phép, tập thể Ban lãnh đạo và các cổ đông của DNA đồng thống nhất giữ vững triết lý và tôn chỉ kinh doanh ngay từ những ngày đầu sáng lập: "Không bán giải pháp hay sản phẩm bảo mật, chỉ cung cấp dịch vụ ATTT cao cấp"

  • Dịch vụ Đánh Giá An Toàn Thông Tin: Mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi của Hacker

    Dịch vụ Đánh giá An toàn thông tin của DNA nói một cách chính xác là mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi như "đối thủ cạnh tranh" của khách hàng, thông qua đó DNA có thể chứng minh được kẻ tấn công bằng cách nào có thể truy cập trái phép đến hạ tầng hệ thống và dữ liệu nhạy cảm, từ đó giúp cho khách hàng biết được chính xác cần phải tập trung đầu tư vào điều gì để bảo vệ tổ chức đối với những cuộc tấn công diễn ra trong thực tế.

  • Đầu tư 2 tỷ đồng để triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo ATTT cho tỉnh Tây Ninh

    Thực hiện Quyết định 2521/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt dự án Triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu (TTTHDL) của tỉnh đến năm 2020; Công văn số 970/UBND-VH ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường bảo đảm ATTT trong cơ quan, tổ chức nhà nước. Vào đầu tháng 5 vừa qua, Công ty cố vấn chiến lược An toàn thông tin DNA và Sở Thông Tin Truyền Thông tỉnh Tây Ninh đã chính thức ký kết hợp đồng thực hiện dự án "Triển khai chiến lược toàn diện đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm THDL tỉnh". Tổng mức đầu tư của dự án là gần 2 tỷ đồng.

  • Triển khai dự án đánh giá an toàn thông tin cho TOP 10 công ty gia công phần mềm

    Sau khi khảo sát và tìm hiểu về thị trường đánh giá an toàn thông tin tại Việt Nam, KMS đã quyết định hợp tác với công ty cố vấn chiến lược và đánh giá độc lập an toàn thông tin DNA. Là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đánh giá cao cấp liên quan đến an toàn thông tin, DNA đã đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt của KMS, chịu trách nhiệm đánh giá an toàn thông tin định kỳ hàng năm, mỗi năm sẽ thay đổi những loại hình đánh giá khác nhau để kiểm tra toàn diện các mối đe dọa mà KMS có thể đối mặt trong tương lai.

Strategic Consulting

Cố vấn chiến lược

Ngày nay, nhiều tổ chức không ngừng cố gắng xây dựng, phát triển và mong muốn triển khai thành công một chiến lược an toàn thông tin toàn diện, có sự gắn kết chặt chẽ với những mục tiêu bảo mật rõ ràng, các yêu cầu quy định pháp lý và tiêu chuẩn quốc tế.

Nếu chiến lược an toàn thông tin được triển khai đúng cách thì tổ chức không chỉ đạt được những mục tiêu về bảo mật và tuân thủ, mà còn có thể thấu hiểu tường tận bức tranh an toàn thông tin của tổ chức.

Penetration Testing

Đánh giá An Toàn Thông Tin

Dịch vụ Đánh giá An toàn thông tin của DNA nói một cách chính xác là mô phỏng toàn diện tư duy và hành vi của Hacker, thông qua đó DNA có thể chứng minh được kẻ tấn công bằng cách nào có thể truy cập trái phép đến hạ tầng hệ thống và dữ liệu nhạy cảm của khách hàng.

DNA cung cấp một loạt các dịch vụ Đánh giá an toàn thông tin cao cấp, được thiết kế để đáp ứng toàn diện đối với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng.

SANS

Huấn luyện đào tạo

Chương trình huấn luyện đào tạo của DNA được thiết kế để kết hợp giữa kiến thức nền tảng và kinh nghiệm thực tế vào bên trong từng giáo trình huấn luyện.

Đối với các chương trình huấn luyện hướng về kỹ năng quản lý, học viên sẽ được trải nghiệm phối hợp triển khai các dự án mà DNA đã và đang thực hiện, nhằm giúp học viên có cái nhìn thực tế đối với lĩnh vực an toàn thông tin.

Một số tổ chức tiêu biểu hàng đầu tại Việt Nam đã tin cậy DNA
DNA Customer

Quản lý và xác định rủi ro - Risk Identification & Management P.2 (CISA)

Phương Pháp Phân Tích Rủi Ro


Sau khi đã hoàn thành bước xác định các mối đe dọa, nhóm có thể bắt đầu tập trung vào quá trình phân tích rủi ro (risk-analysis). Phân tích rủi ro có thể được thực hiện, bằng một trong hai phương pháp cơ bản sau :
 

  •  Quantitative Risk Assessment—Đánh giá rủi ro theo định lượng, giá trị tính bằng hiện kim ($). Quá trình này sẽ gán một giá trị tính bằng hiện kim cho các yếu tố tổn thất, các mối đe dọa của một cuộc phân tích rủi ro.

 

  •  Qualitative Risk Assessment—Đánh giá rủi ro theo định tính, chủ yếu dựa vào tình huống, trực giác và kinh nghiệm.


Quantitative Risk Assessment

Quantitative Risk Assessment liên quan đến việc đánh giá rủi ro bao gồm nhiều yếu tố như giá trị tài sản (tính bằng $), tác động của mối đe dọa, tần suất của mối đe dọa, phương pháp bảo vệ hiệu quả, chi phí dành cho việc bảo vệ, xác suất. Phương pháp đánh giá này bao gồm 6 bước cơ bản, được minh họa trong hình dưới:

 

1.Xác định giá trị tài sản (Asset Value AV)

2.Xác định các mối đe dọa đến tài sản

3.Xác định tỷ lệ % giá trị tài sản bị tổn thất đối với từng mối đe dọa (Exposure Factor EF). Ví dụ: rủi ro khi mất Laptop, thì EF là 100%

4.Tính toán giá trị hiện kim bị tổn thất trong một lần sau khi rủi ro xảy ra - Single Loss Expectancy (SLE)

5.Tính toán tỷ lệ % xác suất xảy ra hàng năm (mặc định là 1 năm) - Annualized Rate of Occurrence (ARO).

6.Tính toán giá trị tổn thất hàng năm - Annulized Loss Expectancy (ALE)

 

 

        

 

Lợi thế của Quantitative Risk Assessment là nó gán thẳng một giá trị hiện kim rõ rệt, điều đó giúp dễ dàng cho công tác quản lý và đánh giá. Tuy nhiên, ưu điểm cũng chính là khuyết điểm của Quantitative Risk Assessment, đó là việc dựa trên giá trị hiện kim, đôi lúc điều này gây nên các trở ngại khó khăn, có những yếu tố hoặc tài sản không thể nào gán được giá trị hiện kim vào cho nó.

Do đó, một số biện pháp đánh giá định tính phải được áp dụng cho các yếu tố bên cuộc đánh giá định lượng. Đây là một trách nhiệm rất lớn của nhóm đánh giá, vì vậy Quantitative Risk Assessment thường phải được thực hiện dưới sự trợ giúp của các phần mềm tự động. Giả sử rằng giá trị tài sản và các mối đe dọa đã được xác định, bước tiếp theo trong quy trình sẽ tiến hành như sau:

Step by Step : Quantitative Risk Assessment - Đánh giá rủi ro định lượng

1.  Xác định EF—Đây là % giá trị tài sản bị tổn thất khi rủi ro xảy ra.

2.  Tính toán SLE. Giá trị SLE là giá trị hiện kim bị tổn thất trong một lần sau khi rủi ro xảy ra. Công thức tính như sau :

SLE = AV x EF  (Giá trị tài sản nhân với % tổn thất)

Có nhiều chỉ mục cần xem xét khi tính toán SLE, bao gồm những mục như : phá hủy mức vật lý, trộm cắp tài sản, thất thoát dữ liệu, đánh cắp thông tin và các mối đe dọa có thể bị xử lý chậm trễ.

3.  Xác định ARO. Rủi ro sẽ xảy ra bao nhiêu lần trong năm ? ARO là tỷ lệ % xác suất rủi ro xảy ra trong năm (mặc định là 1 năm). Xác suất này được lấy từ nhiều nguồn thông tin rủi ro như : Dữ liệu rủi ro từ công ty bảo hiểm, dữ liệu rủi ro từ cơ quan an ninh … Ví dụ, nếu dữ liệu bảo hiểm cho rằng một đám cháy nghiêm trọng có thể xảy ra một lần trong 25 năm, thì tỷ lệ trong năm đám cháy đó có thể xảy ra là 1 / 25 = 0,04.

4.  Tính toán ALE, vậy ALE là gì ? ALE là một giá trị thất thoát tài chính hàng năm của tổ chức, do các tổn thất từ tài sản mà ra. Công thức tính như sau :

ALE = SLE x ARO  (Giá trị hiện kim bị thất thoát trong 1 lần rủi ro nhân cho Xác suất rủi ro xảy ra trong năm)

ALE thường là giá trị rất cần thiết mà các nhà quản lý cấp cao dùng để ưu tiên sắp xếp nguồn lực và xác định những mối đe dọa nguy hiểm nhất.

5.  Phân tích rủi ro cho tổ chức—Bước cuối cùng là đánh giá các dữ liệu thu thập được và ra phương án xử lý như Accept, Reduce, Transfer hoặc Reject.

 

Phần lớn của quá trình đánh giá rủi ro định lượng, là dựa trên xác suất tổn thất của tài sản (EF) và thiệt hại tài chính đem lại từ rủi ro xảy ra trong năm (ALE). Những yếu tố rủi ro chủ yếu dựa vào xác suất và mức độ tổn thất, khi nhìn vào một sự kiện xảy ra, ví dụ như thiên tai bão lụt hoặc các hiện tượng thiên nhiên khác, rất khó để dự đoán được hành vi hoặc rủi ro mà nó mang lại. Cho nên mới cần các thông số xác suất.

Tuy nhiên, cuối cùng thì đánh giá rủi ro định lượng đôi lúc cũng phải đối mặt với những thách thức khó khăn, lúc này cần phải dựa thêm vào một số yếu tố của phương pháp đánh giá rủi ro định tính (Qualitatitve).

Một chỉ mục mà thường bị bỏ qua trong quá trình tính toán giá trị tài sản (AV), là mục tổng chi phí khi xảy ra tổn thất . Nhóm quản lý rủi ro cần xem lại các chi phí như :
 

  • Bị mất năng suất hoạt động
     
  • Chi phí sửa chữa, thay thế.
     
  • Giá trị của món tài sản bị hư hỏng, hoặc giá trị của tài liệu bị thất thoát.
     
  • Chi phí cho việc phục hồi dữ liệu bị thất thoát.

 

Ví dụ về kết quả đánh giá
 

Tài sản

Rủi ro

AV

EF

SLE

ARO

ALE

Cơ sở dữ liệu khách hàng

Thất thoát dữ liệu trong khi không có kế hoạch sao lưu backup

$118,000

78.06%

$92,121

.25

$23,030

E-commerce Website

Hacked

$22,500

35.50%

$8,000

.45

$3,600

Domain controller

Bị sập nguồn điện

$16,500

27.27%

$4,500

.25

$1,125

Mặc dù các công cụ tự động có thể giúp đỡ hạn chế tốn sức trong quá trình đánh giá, tuy nhiên cũng không nên quá chú trọng vào công cụ, đôi lúc có những rủi ro phải đánh giá và xử lý thủ công. Tổ chức cần tiến hành kiểm tra thực tế các sự kiện có khả năng xảy ra và phải mở cuộc thảo luận để xem cách xử lý như thế nào cho phù hợp.

Nhớ kỹ, một sự kiện có xác suất xuất hiện chỉ 1 lần trong 100 năm không có nghĩa là không thể xảy ra vào năm kế tiếp !


Thách thức

Thách thức ở đây đề cập đến quá trình tính toán Risk Score (điểm số rủi ro). Là một phần kiểm tra trong bài thi CISA, CISSP, chúng ta được yêu cầu phải tính toán số điểm rủi ro. Ví dụ đề bài như sau :
 

Tổ chức vừa được trang bị một Mail Server, trị giá $2500 (AV). Tổ chức lên kế hoạch sử dụng nó cho 65 máy tính kết nối Internet để duyệt E-Mail. Hiện tại, Mail Server này không có trang bị bất cứ phần nào để Anti-Spam, Content Filtering hay Antivirus. Theo nghiên cứu của phòng quản lý rủi ro, có 95% khả năng Mail Server này dễ dàng bị tấn công bởi Malware (ARO).

Nếu như cuộc tấn công xảy ra, 3/4 dữ liệu sẽ bị thất thoát hoàn toàn. Nếu không có giải pháp Antivirus, đây là một "dịp tốt" để Malware gây downtime hệ thống mạng trong vòng 4 tiếng !  Một đối tác đã đề nghị trang bị giải pháp các phần mềm Security chỉ có 175$.

Đề bài đặt ra câu hỏi : Hãy tính toán ALE. Giải thích toàn bộ quy trình bắt đầu của bạn.

 

Bài giải

1.  Bước 1 là xem xét EF. Đề bài cho sẵn giá trị của EF là 75%. Hãy nhớ rằng đây là % giá trị tài sản sẽ bị tổn thất nếu những mối đe dọa xảy ra.

2.  Bước kế tiếp là tính toán SLE. Giá trị SLE được tính như sau :

Asset Value x Exposure Factor = SLE

Cho giá trị tài sản là
$2500 và EF là 7%, vậy kết quả SLE bằng $1875.

3.  Kế tiếp là tìm kiếm giá trị ARO. % rủi ro có thể xảy ra trong năm là bao nhiêu ? Theo nghiên cứu thì 95% khả năng rủi ro có thể xảy ra trong năm.

4.  Sau đó là bước tính toán giá trị ALE. Đại diện cho giá trị thiệt hại tài chính trong năm nếu như mối đe dọa xảy ra. ALE được tính như sau :

(ALE) = (SLE) x (ARO)

hoặc

$1,875 (SLE) x .95 (ARO) = $1,781 (ALE)

5.  Bước cuối cùng là đánh giá các dữ liệu đã được tính toán và đưa ra phương án như accept, reduce, hoặc transfer. Theo như kết quả mang lại, việc trang bị giải pháp bảo mật cho tổ chức có phải là điều cần thiết ?

Câu trả lời là "Yes", bởi vì $1,781 (ALE) - $175 (Antivirus) = $1,606 (savings).  Có nghĩa là nếu trang bị giải pháp bảo mật, chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro xảy ra và có khả năng tiết kiệm được $1,606.



Qualitative Risk Assessment

Qualitative Assessment khác với Quantitative Assessment ở chỗ nó không gán một giá trị hiện kim cho các thành phần rủi ro. Qualitative Assessment là phương pháp xếp hạng mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa và yếu tố nhạy cảm của tài sản bằng cách phân loại cấp độ như là Low, Medium hoặc High.

Bạn có thể xem thêm ví dụ trong tài liệu NIST 800-26 (www.cio.gov/Documents/sp800-26.pdf). Tài liệu này đề cập đến tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng được phân mức độ rõ ràng như L, M, H. Xem ví dụ bên dưới về quá trình đánh giá này, trong đó các mức độ được định nghĩa như sau :

 

  • Low—Được xem là phiền phức nhỏ, có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tuyệt đối không được gây ra thất thoát tài chính.
     
  • Medium—Có khả năng gây thiệt hại cho tổ chức, tốn một mức phí nhỏ để sửa chữa và có thể mang lại kết quả tiêu cực đến dư luận.
     
  • High—Gây mất uy tín với khách hàng, đối tác hoặc nhân viên trong tổ chức; kết quả có thể dẫn đến việc vi phạm pháp luật hoặc bị phạt tiền rất lớn, làm cho công ty mất một lượng doanh thu đáng kể.


Thực hiện đánh giá định tính
 

Tài sản

Tổn thất về tính bảo mật

Tổn thất về tính toàn vẹn

Tổn thất về tính sẵn sàng

Thông tin Credit Card và hóa đơn thanh toán của khách hàng

High

High

Medium

Tài liệu sản xuất

Medium

Medium

Low

Tài liệu quảng cáo và tiếp thị

Low

Low

Low

Hồ sơ nhân sự

High

High

Medium


Nhược điểm của phương pháp này là ưu điểm của phương pháp kia (không làm việc với giá trị hiện kim). Do vậy, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác như phòng kế toán và phòng điều hành.

Một số loại kỹ thuật đánh giá định tính khác như :

The Delphi Technique—Nhóm đánh giá rủi ro cho phép sự đóng góp ý kiến từ các cá nhân trong tổ chức.

Facilitated Risk Assessment Process—Phương pháp thu thập kết quả bằng cách đưa ra hàng loạt các câu hỏi. FRAP được
thiết kế để nhóm đánh giá có thể thu thập kết quả nhanh chóng trong một vài giờ.


Lưu ý: Kết hợp giữa phương pháp Qualitative và Quantitative

Khi chúng ta không thể tính toán một giá trị cụ thể cho tài sản hoặc rủi ro, chúng ta có thể ứng dụng phương pháp định tính (Qualitative) để xếp hạng mức độ của chúng. Điều này gọi là phân tích Semiquantitative.

Nguyễn Phước Đức - DNA


Liên hệ DNA

 

Mobile  +84 (28) 38 266 877
  +84 (28) 39 401 619

 

Location  DNA Headquarter
  60 Nguyễn Đình Chiểu

  F1 Rosana Tower, Quận 1
         TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam